Gạch lát nền chống nồm, hay còn gọi là gạch lát nền không đổ mồ hôi là giải pháp hiệu quả nhất cho sàn nhà khi thời tiết thay đổi thất thường như miền Bắc. Gạch lát nền chống nồm không chỉ giúp nền nhà sạch sẽ, hạn chế ứ đọng nước mà còn đảm bảo sự an toàn cho các thành viên trong gia đình. Bài viết sau sẽ gợi ý cho gia chủ những mẫu gạch bền đẹp, cùng tham khảo nhé!
Xem thêm:
- 8 kiểu lát nền nhà đẹp tạo điểm nhấn cho không gian sống
- 49+ mẫu gạch lát sàn nước CHỐNG TRƠN TRƯỢT cực hiệu quả
- 45+ kiểu lát gạch sân ĐẸP – ĐỘC – LẠ giúp nâng tầm không gian
Nội dung
Toggle1. Gạch lát nền chống nồm là gì?
Gạch lát nền chống nồm thực chất không phải là tên một loại gạch cụ thể mà dùng để chỉ những sản phẩm gạch ốp lát có khả năng khắc phục được những tác hại của hiện tượng nồm. Nồm là một hiện tượng thời tiết đặc trưng vào tháng 2 đến tháng 4 ở Bắc Bộ. Khi gặp các bề mặt lạnh như nền nhà, lớp không khí ẩm nhanh chóng ngưng tụ thành thành những giọt nước li ti. Những giọt nước li ti này giống mồ hôi nên hiện tượng này còn được gọi là nền nhà ‘đổ mồ hôi’.
Hiện tượng nền nhà bị nồm lâu dần không chỉ làm hư hỏng nền nhà mà còn gây trơn trượt, nguy hiểm cho gia đình. Vì thế khi lựa chọn gạch để lát nền, gia chủ cần quan tâm đến chất liệu và bề mặt của gạch, sao cho gạch chống chịu được với mọi điều kiện thời tiết, kể cả hiện tượng nồm.
Các sản phẩm gạch lát nền chống nồm sẽ là “cứu tinh” cho gia chủ trong mùa này. Các sản phẩm này có thành phần chính là bột đá nên kết cấu xương gạch rắn chắc và được nung trong lửa lớn.
Nhờ đó, gạch lát nền chống nồm chịu được áp lực cao và có độ hút nước thấp, giúp hạn chế tình trạng thấm nước hiệu quả, ngừa tình trạng nền nhà bị đổ mồ hôi, đảm bảo an toàn cho gia chủ khi di chuyển cũng như đảm bảo tính thẩm mỹ cho ngôi nhà.
2. 2 Cách phân loại gạch lát nền chống nồm
Tùy vào chất liệu và bề mặt gạch mà người ta chia gạch lát nền chống nồm thành nhiều loại khác nhau, gia chủ cần tìm hiểu kỹ để chọn loại gạch chống nồm phù hợp với không gian sống. Dưới đây là một số thông tin về những phân loại gạch lát nền không đổ mồ hôi cho gia chủ tham khảo:
2.1. Phân loại theo chất liệu
Hầu hết các loại gạch lát nền đều có thành phần từ bột đá và đất sét. Tỷ lệ hai thành phần này sẽ quyết định độ cứng và chất lượng sau cùng của gạch. Cùng có công dụng lát nền nhưng để đạt được hiệu quả tối đa, gia chủ nên ưu tiên chọn những loại gạch có kết cấu rắn chắc. Hai loại gạch có độ cứng hàng đầu hiện nay là Porcelain và Granite.
1 – Gạch Porcelain:
Gạch Porcelain hay còn gọi là gạch bán sứ, được chế tạo từ 70% bột đá tự nhiên và 30% đất sét cao lanh tinh chế. Các thành phần này được trộn lại với nhau và nghiền thành bột mịn, sau đó trộn màu và sấy khô. Hỗn hợp này được cho vào máy ép để tiến hành tạo khuôn thành gạch Porcelain.
Ví dụ: Trong dòng gạch bán sứ có khá nhiều loại cho bạn lựa chọn, bạn nên tham khảo gạch Porcelain CMC mã KC66003 với vẻ đẹp sơ khai của vùng sơn cước hữu tình.
Porcelain có kết cấu xương gạch rất dày. Khác với Ceramic, thành phần bột đá cao trong Porcelain giúp loại gạch này có độ cứng cao và rất khó thấm nước. Vì thế, đây sẽ là lựa chọn hợp lý cho những gia đình muốn lát gạch chống đổ mồ hôi.
Một ưu điểm nổi bật khác của gạch lát nền chống nồm Porcelain là giá thành vừa phải hơn so với các dòng gạch tương tự và phù hợp với những gia chủ có tài chính trung bình.
2 – Gạch Granite
Gạch Granite hay còn gọi là gạch đồng chất, cũng có kết cấu tương tự như Porcelain nhưng thành phần bột đá trong gạch Granite chiếm tỉ lệ cao hơn so với Porcelain. Gạch Granite có cấu tạo đồng nhất từ bề mặt cho đến lớp xương gạch.
Sau khi được nung ở nhiệt độ hơn 12.000 độ C, gạch Granite được mài bóng trực tiếp bằng máy chứ không phủ men. Công đoạn này làm cho các liên kết phân tử trong Granite bền chặt, gạch cũng trở nên rắn chắc hơn.
Độ hút nước dưới 0,5% là ưu điểm vượt trội khiến cả hai dòng gạch này được tin dùng để chống hiện tượng nền nhà bị nồm. Tuy có già thành cao hơn nhưng gạch Granite vẫn đang được sử dụng phổ biến hơn cả bởi khả năng chống nồm và tính thẩm mỹ cao.
2.2. Phân loại theo bề mặt gạch
Bên cạnh chất liệu, bề mặt gạch cũng là một yếu tố mà gia chủ cần cân nhắc khi chọn gạch lát nền chống nồm. Gia chủ nên ưu tiên các loại gạch có bề mặt nhám, gồ ghề hoặc phủ men Sugar để chống nồm cho nền nhà.
Bề mặt nhám sần sẽ giúp giảm diện tích tiếp xúc của nền nhà với không khí mang hơi nước khi trời nồm. Nhờ đó mà hạn chế được tình trạng hơi nước ngưng tụ lại trên sàn nhà, hay còn gọi là “đổ mồ hôi”.
Không những thế, bề mặt gạch có độ nhám, sần còn hạn chế được tình trạng trơn trượt, đảm bảo an toàn cho gia chủ khi trời nồm. Dựa vào cách phủ men trên bề mặt gạch mà người ta chia thành hai loại gạch lát nền chống nồm sau:
1 – Gạch men Matt (men mờ)
Gạch men Matt không có bề mặt bóng loáng như gạch Polish nhưng cũng không quá sần sùi, gồ ghề như các loại đá nhân tạo. Hiệu ứng của bề mặt Matt nhám nhẹ và tương đối nhẵn nhụi.
Chế tạo được gạch men Matt phải trải qua 4 công đoạn: sấy khô, ép gạch, tráng men và nung gạch, thành phẩm có khả năng chống ánh sáng và chống thấm hiệu quả. Bề mặt nhám nhẹ tạo được ma sát tránh tình trạng ngưng tụ nước trên nền nhà.
2 – Gạch phủ men Sugar
Đúng như tên gọi, khi chạm vào bề mặt gạch phủ men Sugar, chúng ta sẽ có cảm nhận như giống nhiều hạt đường rải trên gạch. Đây là những hạt thủy tinh được nghiền nhỏ trộn cùng với dung môi.
Sau khi nung trong nhiệt độ hơn 1200 độ C, những hạt thủy tinh này được rắc đều lên bề mặt và được mài lại theo công nghệ mài hiện đại. Những hạt thủy tinh nhỏ này tạo độ nhám cho gạch, giúp giảm tình trạng nồm nhưng vẫn giữ được cảm giác dễ chịu khi tiếp xúc. Có thể nói, gạch phủ men Sugar là bước đột phá trong công nghệ sản xuất gạch men.
3. Gợi ý 20+ mẫu gạch lát nền chống nồm hiệu quả – an toàn
Ngày nay, các sản phẩm gạch lát nền không đổ mồ hôi không chỉ được đầu tư về cấu tạo mà còn được chăm chút về mẫu mã, hoa văn. Gia chủ cần cân nhắc thiết kế chủ đạo của ngồi để chọn được mẫu gạch lát nền chống nồm hiệu quả, an toàn mà vẫn thời thượng, chuẩn đẹp. Sau đây là một số mẫu gạch lát nền để gia chủ tham khảo:
3.1. 6 mẫu gạch lát nền trơn chống nồm
Các thiết kế gạch trơn tối giản phù hợp với mọi thiết kế. Màu gạch trơn tạo hiệu ứng mở rộng không gian, mang đến cảm giác thoáng đãng cho căn nhà.
3.2. 5 mẫu gạch lát nền chống nồm vân gỗ
Gạch lát nền giả gỗ thường có màu nâu và những đường vân mô phỏng các thớ gỗ. Gạch giả gỗ mang lại vẻ đẹp mộc mạc, gần gũi và phù hợp với những không gian cần thoải mái như sân vườn, phòng bếp.
3.3. 6 mẫu gạch lát nền chống nồm vân đá
Mẫu gạch lát nền không đổ mồ hôi vân đá có những đường vân mô phỏng bề mặt vân đá. Với sắc xám xanh, vàng nâu, mẫu gạch này rất thích hợp cho những không gian cần sự hiện đại như phòng khách.
3.4. 5 mẫu gạch lát nền chống nồm phối màu
Gạch lát nền phối màu sẽ là mẫu gạch được các gia chủ yêu thích nghệ thuật ưa chuộng. Những màu sắc đan xen nhau sẽ tạo hiệu ứng thẩm mỹ hoàn hảo và phù hợp với những không gian trang trọng như phòng khách, phòng ngủ.
4. 5 lưu ý giúp gạch lát nền không đổ mồ hôi
Các sản phẩm gạch lát nền chống nồm nêu trên chỉ có khả năng hạn chế các tác hại do hiện tượng nồm mang lại. Để phòng ngừa tối đa tình trạng này, gia chủ cần chú ý hạn chế sự tiếp xúc của nền nhà với không khí ẩm. Sau đây là một số lưu ý để khắc phục tình trạng này:
1 – Đầm nền nhiều lớp trước khi lát
Đầm nền nhà là quá trình tạo độ nén vững chắc cho nền nhà bằng cách nén chặt đất trên bề mặt. Quá trình này hạn chế những lỗ hổng trước khi lát nền. Nền nhà rắn chắc sẽ không để nước thấm vào, nhờ vậy mà tình trạng nồm được giảm thiểu. Trước khi lát gạch, gia chủ nên rải một lớp xỉ than, cát hoặc bê tông bên dưới. Công đoạn này sẽ là bước phòng ngừa hiện tượng nồm đầu tiên.
2 – Đóng kín cửa khi trời nồm
Hiện tượng nồm xuất hiện khi hơi ẩm từ gió nồm ngoài biển tiếp xúc với nền nhà. Vì thế để hạn chế hiện tượng này, việc ngăn chặn sự tiếp xúc này là điều quan trọng. Khi nhận ra sự thay đổi thời tiết sang nồm, gia chủ nên đóng kín cửa, không cho luồng không khí ẩm vào nhà, gây ra nồm.
3 – Lau nhà bằng khăn khô
Khi nền nhà bị “đổ mồ hôi”, nhiều hạt nước li ti sẽ đọng trên bề mặt. Lúc này, gia chủ không tránh khỏi lo lắng và thường dùng khăn ướt để lau. Điều này vô tình làm độ ẩm tại bề mặt gạch tăng cao hơn và tình trạng nồm rất khó chấm dứt. Một chiếc khăn khô sẽ là giải pháp hiệu quả bởi khăn khô sẽ thấm sạch nước, giúp nền nhà khô ráo.
4 – Bật chế độ khô (Dry) của điều hòa
So với việc lau khô bằng khăn, bật chế độ (Dry) của điều hòa sẽ tiết kiệm công sức nhiều mà vẫn mang lại hiệu quả tương tự. Chế độ khô sẽ giúp cân bằng lại nhiệt độ và độ ẩm trong nhà. Những hạt nước do tình trạng nồm gây ra sẽ nhanh chóng bay hơi, trả lại nền nhà khô ráo.
5 – Hạn chế đi lại khi sàn nhà ẩm
Khi nền nhà gặp tình trạng nồm, việc đi lại thường xuyên sẽ giúp nước trên sàn bị di chuyển và loang ra nhiều nơi. Hơn nữa, nền nhà lúc này bị ẩm ướt và dễ gây trượt ngã. Hạn chế đi lại khi sàn nhà ẩm không chỉ giảm thiểu tình trạng nồm mà còn đảm bảo an toàn cho gia chủ.
5. Báo giá tham khảo gạch lát nền chống nồm
Giá khởi điểm cho các sản phẩm gạch lát nền chống nồm là từ 200.000đ/m2. Tuy nhiên, đây chỉ là mức giá tham khảo, giá chính xác sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như công nghệ sản xuất, số lượng sản phẩm, giá nguyên vật liệu. Tùy vào đơn vị phân phối mà mức giá sẽ có sự dao động khác nhau, người tiêu dùng nên liên hệ trực tiếp đơn vị phân phối để biết giá cụ thể.
Như vậy, gia chủ đã hiểu được những thông tin cơ bản về gạch lát nền chống nồm và tham khảo 20+ mẫu gạch lát nền thời thượng đang được ưa chuộng gần đây. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp gia chủ tìm được mẫu gạch ưng ý và góp phần xây dựng được không gian sống chuẩn đẹp cho gia đình.